Skip to main content

Lạng Sơn - Quyết tâm phát triển kinh tế số

          Lạng Sơn là tỉnh miền núi, biên giới, điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Nông lâm nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của tỉnh với 23,2%. Toàn tỉnh có 10 huyện và 1 thành phố, trong đó có 3 huyện nghèo, 88 xã đặc biệt khó khăn. Dân số Lạng Sơn gần 80 vạn người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm gần 84%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt 43,4 triệu đồng/năm, thấp hơn mức bình quân chung của cả nước. Trong xu thế quan hệ đối ngoại kinh tế chịu nhiều tác động, thách thức về công nghệ thì việc chậm phát triển kinh tế số là một trở ngại lớn mà Lạng Sơn cần khẩn trương đi trước để theo kịp được tiến bộ của thời đại.

Trước tiên Lạng Sơn tập trung vào chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp. Nông sản, đặc sản của Lạng sơn đa dạng và phong phúviệc xuất khẩu là một lựa chọn tưởng như bền vững những đến nay, việc xuất khẩu gặp rất nhiều khó khăn nhu cầu tiêu dùng nội địa còn thấp, mở ra các kênh tiêu thụ mới, thay đổi cách thức bán hàng, thông qua công nghệ, dùng kinh tế số để giải quyết bài toán ùn ứ là cấp thiết. Đứng trước bài toán khó, Lạng Sơn xác định chuyển đổi số, phát triển kinh tế số là nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện, với sự quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị, chính quyền các cấp, huy động mọi nguồn lực xã hội, phát huy sức mạnh của toàn hệ thống chính trị, cộng đồng, xã hội. Phát triển kinh tế số trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn trong năm 2021 được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 từ 20/7 đến 20/9, triển khai tại 5 huyện: Chi Lăng, Hữu Lũng, Văn Quan, Tràng Định, Bắc Sơn. Giai đoạn 2 từ 20/9 đến 20/11, triển khai ở các huyện, thành phố còn lại, phấn đấu đến hết năm 2021, toàn tỉnh có 50% số hộ gia đình biết, có cửa hàng số, tài khoản thanh toán điện tử.

Sau khi ra quân triển khai mạnh mẽ,với các chiến lược “Vết dầu loang” và chiến lược “Đầu tàu” của đồng chí Nguyến Khắc Lịch, Giám đốc Sở Thông tin và truyền đã phát huy hiệu quả tích cực,bước đầu đã đạt được một số kết quả quan trọng như việc phát triển được 30.626 cửa hàng số cho hộ gia đình và 24.130 tài khoản thanh toán điện tử (tăng gấp 30 lần so với thời điểm trước Lễ ra quân phát triển kinh tế số), số đơn hàng trên các sàn thương mại điện tử là 4.900 đơn hàng, tổng doanh thu đạt 4.182.000.000 đồng (tăng gấp 136 lần so với thời điểm trước Lễ ra quân phát triển kinh tế số), 4.300 mặt hàng bán trên cửa hàng số. Trong đó sản lượng Na chiếm 70% doanh thu các mặt hàng nông sản trên sàn thương mại điện tử, các mặt hàng nông sản được đóng gói đảm bảo chất lượng, quy trình vận chuyển và doanh nghiệp cam kết giao hàng đến người mua trong vòng 24h. Đây được coi là bước đột phá khi đã tạo ra một không gian thị trường không giới hạn cho nông nghiệp miền núi. Những loại nông sản, đặc sản có thế mạnh khác của tỉnh Lạng sơn như thạch đen, hoa hồi, hồng bảo lâm... qua các sàn thương mại điện tử cũng sẽ đến gần hơn với người tiêu dùng trong nước và trên thế giới.

Ứng dụng kinh tế số ở Lạng Sơn: Không gian mới cho đầu ra nông sản » Kinh tế  nông thôn

Nhân viên VNPost hướng dẫn nông dân đóng gói sản phẩm na.(Ảnh internet)

Khi đã hoàn thành giai đoạn 1, Sở Thông tin và Truyền thông sẽ tiếp tục đồng hành cùng các doanh nghiệp hỗ trợ triển khai giai đoạn 2 trên địa bàn 6 huyện/thành phố, đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu 50% hộ gia đình có cửa hàng số và tài khoản thanh toán điện tử, 10% đầu tầu để dẫn dắt kinh tế số, xây dựng lực lượng công nghệ nòng cốt, sớm đưa nền nông nghiệp Lạng Sơn phát triển nhanh chóng nâng cao đời sống của người dân, góp phần hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế số, trở thành mô hình tiêu biểu, thành điểm sáng trong phát triển kinh tế số quốc gia.

Nguyễn Như Trang

 Trung tâm CNTT và Truyền thông

About